Không chỉ sử dụng để làm nguyên liệu làm giấy, gỗ tràm còn được ứng dụng trong làm đồ nội thất, sản xuất tinh dầu tràm để xoa bóp, làm dược liệu,…đây là những ứng dụng tuyệt vời trong cuộc sống mà gỗ tràm đem lại cho con người.
Là nguyên liệu làm giấy
Gỗ tràm là một trong những nguyên liệu chính trong ngành công nghiệp sản xuất giấy. Theo đó, giấy làm từ bột gỗ cây tràm sáng đẹp và mịn, chất lượng tốt và không bị loang màu mực nên được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Làm đồ nội thất
Gỗ tràm có tính thẩm mỹ và bền bỉ, gỗ tràm được sử dụng khá nhiều trong các thiết kế nội thất. Gỗ sau quá trình xử lý sẽ được đưa vào sản xuất và tạo thành những sản phẩm cần thiết trong mọi gia đình như giường ngủ, tủ tivi, bàn ghế phòng khách, giá sách, bàn trang điểm…
Nhờ ưu điểm cứng chắc, khi sử dụng gỗ cây tràm vào sản phẩm nội thất, bạn sẽ không cần phải lo lắng vì gỗ khó bị cong vênh, có thể chịu được nhiều điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
Hơn thế, nhờ tinh dầu trong từng thớ gỗ nên gỗ có mùi thơm nhẹ đặc trưng, chống lại được các tác nhân như mối mọt làm hư hại sản phẩm.
Làm dược liệu
Ngoài ra, cây tràm còn được trồng nhiều thành rừng giúp chống xói mòn đất. Lá tràm có tác dụng kháng khuẩn, giảm cảm và giảm đau, nên được dùng để điều trị các vết thương, vết bỏng, cảm lạnh, cúm và kích thích tiêu hóa trong y học.
Ngoài ra, người ta còn chiết xuất tinh dầu tràm để phòng ngừa cảm cúm, kích thích tiêu hóa, điều trị các vết thương ngoài da cũng như làm mỹ phẩm. Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp ngoài chữa đau khớp, nhức mỏi,…